Xem file PDF

publicité
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT ÂU CHÂU
HỘI PHẬT GIÁO TOULOUSE
CHUØA QUAÛNG ÑÖÙC
43 route d'Aussonne - 31700 Cornebarrieu
Tel : 09 53 74 59 41
---------------------
THANH QUY
Đối với người xuất gia, giới luật chính là trang nghiêm tự thân, hướng về mục tiêu hoàn thiện chính
mình. Nay thầy Nguyên Hùng về đây sống chung với Phật tử, dù không biết pháp duyên bao lâu, nhưng
cho dù chỉ một ngày, cũng cần phải thiết lập nền tảng vững chắc cho đạo pháp được trường tồn. Do đó,
những quy định, thanh quy thiền môn này là pháp thức hành xử trong các mối quan hệ đối nhân, tiếp vật
giữa thầy với đại chúng, giữa đại chúng với nhau. Sống là sống với, sống cùng, do đó những thanh quy
mang bản chất thanh tịnh và giải thoát là hệ quy chiếu cần thiết để ổn định một đời sống tập thể.
Bản thanh quy này nhắm vào mục đích không làm ô uế đoàn thể tu học, phát triển tâm cung kính và tin
tưởng nhau ; không hủy hoại Tăng thân, tuân theo luật Phật chế định. Đại chúng đến chùa tu học cần
phải tự giác thực tập sống theo thanh quy để đạt được nhiều lợi ích thiết thực.
1. Thân hoà hợp cùng ở chung, không tranh giành trên trước ; hãy nên theo thứ lớp trước sau mà ngồi
trong khi ăn, cũng như lúc tụng kinh, nghe pháp ; không được đánh đập, hiếp đáp, sát phạt nhau
(Thân hoà đồng trụ).
2. Giữ lời nói ôn hoà, từ tốn, khiêm cung, lễ độ, nhỏ nhẹ, và chỉ nói những khi cần thiết. Không bàn
chuyện thế gian. Không ăn thua nhau từng câu nói. Chỉ nên bàn luận Phật pháp nhưng trong tinh thần
hoà hợp. Nên bớt nói một câu vô nghĩa, để niệm thêm một câu Phật hiệu (Khẩu hoà vô tranh).
3. Thấy biết Phật pháp nên chia sẻ cho nhau, nhưng không phải để chứng tỏ hiểu biết của mình, mà phải
bằng tất cả lòng muốn chia sẻ pháp lạc mà mình có được và mong người khác cũng có được pháp lạc
như mình (Kiến hoà đồng giải).
4. Tâm ý khi nào cũng nên vui vẻ, hoà đồng, đừng bao giờ để bên ngoài vui mà trong tâm không vui.
Muốn được tâm ý hòa hiệp phải tu hạnh Hỷ Xả. Buông bỏ tất cả sự buồn phiền, hờn giận, không
chấp những lỗi lầm của kẻ khác (Ý hoà đồng duyệt).
5. Tôn trọng, trân quý giới luật của mình đã thọ. Nếu không cùng nhau gìn giữ giới điều, kỷ luật, quy
tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được (Giới hoà đồng tu).
6. Chia sẻ, nhường nhịn cho nhau những lợi ích có được trong đời sống tu học, từ vật chất đến tinh thần
(Lợi hoà đồng quân).
7. Nghiêm cẩn thực tập theo đúng thời khoá đã quy định.
8. Đi, đứng, nằm, ngồi nhẹ nhàng, khoan thai, nhưng tự nhiên, linh hoạt, thể hiện được sức sống của nội
tâm an lạc, thảnh thơi, đừng để hình thức bề ngoài trói buộc, làm chướng ngại sự giải thoát.
9. Phật tử tham dự khoá tu phải ý thức và thấy hạnh phúc vì mình đang sống trọn vẹn một ngày an lạc
trong chốn thiền môn thanh tịnh. Tu học là hướng đến mục đích giác ngộ giải thoát ngay trong hiện
tại, ngoài ra không nhằm một mục đích nào khác.
10. Nghiêm cấm mọi hình thức danh nhân Chùa, danh nhân Hội, danh nhân Thầy để vận động quyên góp
tiền bạc hay vật dụng. Mọi đóng góp, cúng dường đều dựa trên nền tảng của sự phát tâm và trực tiếp
liên lạc với Ban chấp hành, người có trách nhiệm đã được phân định. Mọi quyên góp không do vị trụ
trì và Ban chấp hành hội phát động đều là phi pháp.
Chùa Quảng Đức, 20/02/2014
Trụ trì
Sa-môn Thích Nguyên Hùng
RÈGLEMENT DE PURIFICATION
Pour un moine, les règles et préceptes consistent à se rendre majestueux, à se tourner vers l’objectif
d’auto-perfectionnement. Actuellement, le Vénérable Nguyên Hùng est venu ici vivre avec les fidèles
pratiquants bouddhistes, pour une durée inconnue en fonction des conditions dharmiques, mais même
pour une journée, il est nécessaire d’établir des bases solides afin de pérenniser la Voie Bouddhiste.
Ainsi, ces règles de l’harmonie à la pagode sont des modes de comportement et de conduite, entre le
Vénérable et l’assemblée, et entre des personnes au sein de l’assemblée. Vivre c’est vivre avec, c’est
cohabiter, d’où la nécessité d’un système de référence avec des règles de nature pure et libératrice pour
stabiliser la vie en collectivité.
Ce règlement de purification vise à ne pas souiller la communauté de pratiquants, à développer l’esprit
de respect et confiance mutuels ; à ne pas détruire le corps de Sangha et à se conformer aux lois
prescrites par le Bouddha. Les pratiquants venant à la pagode doivent s’exercer dans la pleine
conscience à vivre selon ce règlement afin d’obtenir de concrets bénéfices.
1. Se cohabiter avec harmonie sans se disputer la priorité. Il vaut mieux suivre l’ordre des arrivées pour
s’asseoir manger, réciter les sutras, écouter le Dharma. Ne pas taper, opprimer et tuer les uns les
autres (La cohabitation harmonieuse).
2. Maintenir la parole modérée, posée, modeste, respectueuse et douce. Parler seulement en cas de
besoin. Ne pas discuter des choses du monde. Ne pas chercher à avoir le dernier mot. Il vaut mieux
ne discuter que sur le Bouddhisme mais dans un esprit de paix et d’entente. Il vaut mieux une phrase
futile de moins pour une récitation du nom du Bouddha de plus (La parole sans lutte).
3. S’échanger ses compréhensions et expériences sur le Dharma, non pas pour prouver ses
connaissances, mais avec un sincère désir de faire part à l’autre de la joie obtenue de sa propre
pratique et de l’aider à atteindre ce même résultat (Le partage bénéfique de connaissances).
4. Il vaut mieux toujours conserver son état d’esprit joyeux et sociable. Ne jamais laisser apparaître de
la joie en apparence alors que le cœur n’y est pas. Afin de parvenir à la paix et l’harmonie de l’esprit,
on doit pratiquer la Joie altruiste et l’Équanimité. Pour cela, on abandonne tous ses tristesses,
chagrins, colères et ressentiments, et ne s’attache pas aux fautes des autres (La pensée harmonieuse).
5. Respecter et honorer les règles et préceptes que l’on a reçus. Si nous n’observons pas ensemble les
préceptes, la discipline et les règles, nous ne pourrons jamais parvenir à une cohabitation
(L’observance commune des préceptes).
6. Pratiquer le partage et céder mutuellement les bénéfices matériels et spirituels obtenus dans la vie de
la pratique bouddhiste (Le partage équitable de bénéfices).
7. Suivre scrupuleusement les horaires et programmes établis.
8. Marcher, se tenir debout, s’allonger et s’asseoir avec aise et douceur, mais naturellement et vivement
pour montrer la vivacité d’un esprit paisible, heureux et libre. Ne pas laisser les apparences et le côté
formel des choses nous entraver et nous empêcher d’atteindre la libération.
9. Les bouddhistes participant à une session de pratique doivent être conscients et heureux de vivre
pleinement une journée de paix et de joie dans un lieu pure. Apprendre et pratiquer le Bouddhisme
ont pour but l’éveil et la libération dans l’instant présent. En dehors de cet objectif, il n’y en a aucun
autre.
10. Il est formellement interdit de solliciter des dons pécuniaires ou matériels au nom de la Pagode, de
l’Association ou du Vénérable. Toute participation ou donation doit être fondée sur la volontée
personnelle et faite en contact direct avec le Comité Exécutif, avec la personne responsable désignée.
Toute invitation aux dons qui n’est pas émise par le responsable de la Pagode et le Comité Exécutif
de l’Association est contraire au Dharma et illégale.
Téléchargement